• bảo vệ bình dương
  • bảo vệ bình dươngbảo vệ bình dương
  • bảo vệ bình dương
  • bảo vệ bình dương
  • bảo vệ bình dương
  • bảo vệ bình dương

Tin tức

Săn lùng siêu trộm chuyên hành nghề tại các sự kiện đông người

Tập hợp nhiều tay chân lọc lõi trong giới lưu manh, các ổ nhóm trộm cắp chuyên nghiệp mở rộng quy mô hoạt động lên cấp liên tỉnh, thậm chí xuyên quốc gia với mục tiêu là các lễ hội, sự kiện thể thao, giải trí tập trung đông người.
Đội Cảnh sát PCTP trên tuyến và địa bàn - Phòng Cảnh sát hình sự CATP Hà Nội bắt giữ 1 đối tượng nằm trong ổ nhóm móc túi ở TP HCM trộm cắp tài sản của khán giả xem trận bóng đá giao hữu giữa Việt Nam gặp Manchester City. 
 
Theo điều tra ban đầu, trước khi trận bóng đá diễn ra, nhóm trộm cắp đã bắt xe ra Hà Nội. Vào sân bằng vé “chợ đen”, các đối tượng đã móc trộm điện thoại di động của một khán giả ở khán đài D, sau đó tìm cách tuồn cho đồng bọn mang đi tiêu thụ nhưng bất thành.
 
 
Đối tượng trong nhóm siêu trộm “bàn tay vàng” và tang vật vụ án
 
Nhân thân của đối tượng khiến không ít người nhớ lại chuyên án bắt gọn ổ trộm cắp hoạt động liên tỉnh chuyên nhằm vào các sự kiện lớn mà CATP Hà Nội từng phá cách đây 2 năm. Liệu đây có phải là một ổ nhóm hoạt động với cùng phương thức? 
 
Sự kiện lớn là có mặt
 
Cuối năm 2013, các trinh sát Đội PCTP trên tuyến và địa bàn mở chuyên án điều tra về nhóm móc túi xuyên quốc gia tập hợp nhiều đối tượng có tiền án, tiền sự từng gây án tại nhiều nước ở khu vực Đông Nam Á.  
 
Cầm đầu ổ nhóm này là 2 đối tượng cùng có biệt danh “bàn tay vàng” gồm Nguyễn Văn Bình (SN 1961, quê ở Cần Thơ) và Nguyễn Thanh Tuấn (SN 1969, quê ở Bến Tre). 
 
Nếu Bình nổi tiếng trong giới tội phạm khu vực Tây Nam bộ về tài móc túi siêu đẳng dù bị cụt ngón trỏ và ngón cái thì Tuấn cũng tỏ ra không kém cạnh khi chỉ cần vài giây là có thể lấy gọn ví tiền, điện thoại di động của người đứng kề bên. 
 
Dưới sự cầm đầu của Bình và Tuấn, hơn chục đối tượng trộm cắp lành nghề khác liên tục di chuyển đến các địa phương có lễ hội hoặc sự kiện văn hóa thể thao quan trọng để hành nghề. 
 
Quá trình điều tra, cơ quan công xác định băng nhóm trộm cắp này không chỉ có mặt tại các tỉnh phía Nam mà còn thường xuyên hiện diện tại Quảng Ninh, Hải Phòng, Nghệ An và Hà Nội, thậm chí mua cả vé máy bay tham dự các sự kiện lớn như Lễ hội té nước tại Thái Lan, Sea Games tổ chức ở Lào hay các festival, chương trình nghệ thuật trong khu vực. 
 
Hôm sa lưới, nhóm siêu trộm di chuyển ra Hà Nội để trà trộn vào sự kiện được tổ chức tại một trung tâm thương mại lớn.  
 
Theo bàn tính từ trước, các đối tượng đều ăn mặc sang trọng, sử dụng điện thoại di động đắt tiền xuất hiện tại các khu vực đông người qua lại. Với sự hỗ trợ của đồng bọn, nhóm “hai ngón” không chỉ bao quát hoạt động của lực lượng làm công tác đảm bảo an ninh trật tự mà còn kịp thời xuất hiện trong các tình huống chen lấn, xô đẩy được tạo ra có chủ ý. 
 
Dành nhiều công sức để săn lùng nhóm “hai ngón” gây án xuyên quốc gia, lực lượng Cảnh sát hình sự đã mật phục, tóm gọn 6 đối tượng trong băng nhóm trộm cắp này. 
 
 
Các đối tượng trong nhóm siêu trộm “bàn tay vàng” 
 
Nói về hoạt động phạm tội của Bình “bàn tay vàng” và đồng bọn, đại diện Phòng Cảnh sát hình sự nhận định đây là ổ nhóm trộm cắp có số lượng đông nhất và có thủ đoạn tinh quái nhất từ trước đến nay. 
 
Các trinh sát tham gia chuyên án cũng thừa nhận, dù nhiều tháng ròng theo dấu đối tượng song cũng không dễ nhận diện, đeo bám nhóm móc túi tại những địa điểm có đến cả nghìn người tham gia. 
 
Quá trình truy bắt băng nhóm phạm tội này, cơ quan công an còn phát hiện các đối tượng có biệt tài giả danh. Khi bị dẫn giải về Phòng Cảnh sát hình sự, gã siêu trộm Nguyễn Thanh Tuấn khai và chìa ra tờ khai báo tạm trú, tạm vắng có dán ảnh mang tên Dương Phi Líp (quê ở Đồng Tháp). 
 
Tuy nhiên, kết quả xác minh cho thấy Líp là đối tượng hình sự từng thụ án ở cùng trại giam với Tuấn nhưng đã chết. Trích lục “kho” tiền án, tiền sự của các thành viên trong nhóm siêu trộm, cơ quan công an phát hiện có đối tượng sở hữu đến gần chục cái tên kèm theo quê quán khác nhau. 
 
Đây là một trong những chiêu trò được nhóm trộm cắp nghĩ ra nhằm mục đích đối phó nếu bị bắt giữ. Trong trường hợp không mang theo giấy tờ tùy thân giả, các đối tượng khai không có người thân, sống lang thang hoặc có gia đình nhưng gốc ở tận Lào, Thái Lan, Campuchia…
 
Điểm chung của tội phạm lưu động chuyên gây án tại các sự kiện đông người là đều có mặt rất sớm để khảo sát địa điểm, tìm nơi trú ngụ. Tuy nhiên, với thủ đoạn hoạt động tinh vi, các đối tượng này không dễ để lộ ra tung tích. 
 
Như băng nhóm trộm cắp xuyên quốc gia kể trên, chỉ khi cơ quan điều tra khám xét nơi ở thì chủ khách sạn nơi các đối tượng lưu trú mới nhận ra các vị khách tá túc lâu nay là lưu manh chuyên nghiệp. 
 
Dựa trên những kinh nghiệm về ổ nhóm móc túi chuyên nghiệp này, hiện Phòng CSHS đang mở rộng điều tra, làm rõ về nhóm tội phạm liên quan đến đối tượng mới bị bắt tại sân vận động Mỹ Đình.

Bài viết khác